Nguyên nhân Trọng_nam_khinh_nữ

Các tổng thống của Hoa Kỳ gồm: George H. W. Bush, Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton, và Jimmy Carter. Dù không có đạo luật nào dành riêng vị trí tổng thống cho nam giới, nhưng tất cả các tổng thống của Hoa Kỳ đến nay đều là nam giới.
  • Khi việc sử dụng công cụ bằng kim loại xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, việc cày bừa nông nghiệp mang lại hiệu quả rất cao, vượt xa việc hái lượm từ thiên nhiên. Đàn ông với sức khỏe, thể chất tốt hơn phụ nữ nên phù hợp hơn với công việc này và giành lấy quyền lực, vị thế trong gia đình, đóng vai trò trụ cột, quyết định công việc, con cái lấy theo họ cha. Mặt khác, xã hội phân chia giai cấp, quốc gia làm phát sinh chiến tranh, vai trò của nam giới càng được nâng cao vì phụ nữ không thể chiến đấu giỏi như nam giới được.
  • Khi xã hội tư bản hình thành và phát triển, giai cấp tư sản làm chủ trong thời gian đó, vai trò của nông nghiệp nhường chỗ cho công nghiệp. Xã hội vẫn ưu tiên cho nam giới hơn vì nam giới đóng góp được nhiều hơn so với nữ giới, nhất là các công việc đòi hỏi sức khỏe và tư duy kỹ thuật như thợ máy, thợ mỏ...

Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội của nữ giới tương đương nam giới. Tuy nhiên, những đặc điểm tự nhiên về giới tính được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa thì không thể thay đổi[1]:

  • Phụ nữ đến một độ tuổi nhất định sẽ có tâm lý muốn chuyển hướng tập trung sang xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Chức năng sinh học của phụ nữ bao gồm việc sinh nở và chu kỳ kinh nguyệt cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tập trung trong công việc.
  • Nam giới có xu hướng hành động nhanh chóng, quyết đoán, trong khi phụ nữ có xu hướng thụ động, bị cảm xúc chi phối.
  • Phụ nữ không yếu hơn nam giới về thể chất mà bởi vì trong hàng triệu năm tiến hóa phụ nữ không được thực hiện nhiệm vụ yêu cầu cao về thể chất như nam giới (phụ nữ hái lượm, nam giới săn thú và chiến đấu bảo vệ bộ lạc) vì họ bị bắt ở nhà chăm sóc gia đình.
  • Chức năng não: phụ nữ nói nhiều hơn, trong khi nam giới được định hướng nhiều hơn cho hành động. Nam giới học toán (tư duy logic học) tốt hơn, còn phụ nữ tư duy ngôn ngữ tốt hơn (do họ nói nhiều hơn). Tuy nhiên khi sáng tác văn học, vốn cần kết hợp tính ngôn ngữ với tính logic thì nam giới vẫn vượt trội hơn (ví dụ: trong 28 giải Nobel văn học được trao trong giai đoạn 1990-2018, có 21 người là nam và chỉ có bảy người là nữ).
  • Phụ nữ (lạc hậu) thường có xu hướng tìm kiếm một người đàn ông mạnh mẽ để đạt được sự bảo vệ
  • Phụ nữ thường được cho là có tinh thần đối mặt thử thách cao hơn nam giới

Một trong những lí do quan trọng khác nữa là vì một phần phụ nữ nghĩ rằng họ không bằng nam giới. Ở châu Á thường con sẽ mang họ cha nên xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính rất nặng nề.

Theo thống kê, tỉ lệ thiên tài trí óc trên thế giới nghiêng vượt trội về phía nam giới[2]. Theo thống kê đến năm 2018, có 853 nam giới đã được trao giải Nobel trong khi chỉ có 51 phụ nữ đạt được vinh dự này. Trong số 51 phụ nữ này thì có 17 giành được Nobel hòa bình, 14 giành được Nobel văn học, chỉ có 20 người giành được Nobel về các ngành khoa học kỹ thuật như vật lý, hóa học, sinh học và y khoa[3] Đối với giải Fields (giải thưởng thế giới dành cho các nhà toán học), tính đến năm 2018 có 60 người được trao giải, trong đó chỉ có duy nhất 1 phụ nữ.

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, ngay cả trong các xã hội và tổ chức đánh giá cao bình đẳng giới (ví dụ như Tây Âu, Bắc Mỹ), các nhân vật xuất chúng trong xã hội (nhà khoa học, lãnh tụ, tướng lĩnh, kiện tướng thể thao...) vẫn thường là đàn ông. Phụ nữ vẫn chỉ chiếm tỷ lệ thấp ở hầu hết các vị trí lãnh đạo cao cấp trong xã hội. Phụ nữ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 5% trong số 500 CEO hàng đầu thế giới, nhỏ hơn 20% trong số các nhà khoa học tự nhiên. Theo nghiên cứu này, "những thứ chiếm lĩnh những suy nghĩ thường lệ, những thứ mà bạn quan tâm sâu sắc, hoặc những thứ thúc đẩy hành vi và quyết định" đã tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ thành công giữa phái nam và nữ, theo đó nam giới được thúc đẩy bởi ý chí vươn lên chiếm lĩnh các thành tựu, trong khi phụ nữ lại muốn tạo dựng quan hệ gần gũi với người khác và thường gặp mâu thuẫn tâm lý khi theo đuổi mục tiêu lâu dài nào đó[4].

Quyền lực và sự kiểm soát là động cơ xã hội thực sự đằng sau việc phân chia các vai trò giới tính, thông qua phân công lao động. Không chỉ đơn giản là sự khác biệt về quan niệm xã hội, các đặc điểm tự nhiên đem lại ưu thế cho nam giới (sức khỏe, tư duy logic, mức độ tập trung trí óc đều tốt hơn phụ nữ), vẫn thường thấy xu thế nam giới nổi trội rõ rệt trong các công việc phức tạp như nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nghệ nhân... Ngay cả với những công việc thường được dành cho phụ nữ (nấu ăn, may vá), các cá nhân nối bật nhất (đầu bếp chuyên nghiệp, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng) vẫn thường là đàn ông.[1].